I. MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ hệ thống lọc nào – từ thực phẩm, nước giải khát, nước mắm, đến dược phẩm hay mỹ phẩm – lõi lọc giấy xếp luôn được xem là "tuyến phòng thủ cuối cùng" trước khi sản phẩm được đưa vào đóng gói và tiêu thụ. Nó nhỏ gọn, ít được để ý, nhưng lại là thiết bị quyết định trực tiếp đến chất lượng đầu ra.
Thế nhưng, thực tế ở nhiều nhà máy hiện nay lại cho thấy một nghịch lý đáng tiếc:
Rất nhiều sự cố về chất lượng không đến từ thiết bị lọc, mà đến từ chính... lõi lọc.
Bạn có thể sẽ bắt gặp những vấn đề sau:
- Lõi lọc vừa lắp vào đã rỉ nước, dòng chảy không đều
- Lõi mới mở bao, nhưng đã có bụi hoặc cặn lạ
- Mắm/dầu lọc xong vẫn bị đục
- Tệ hơn, kiểm nghiệm vi sinh lại cho ra kết quả dương tính
Khi sự cố xảy ra, phản ứng đầu tiên thường là kiểm tra máy móc, đường ống, môi trường. Ít ai nghĩ rằng, chính lõi lọc – nếu không được kiểm tra kỹ trước khi sử dụng – lại là “thủ phạm thầm lặng”.
Lõi lọc giấy xếp là thiết bị có kết cấu phức tạp, nhiều tầng lớp lọc, đòi hỏi sản xuất chính xác cao. Do đó, nếu:
- Bảo quản không đúng trong kho
- Sản xuất kém chất lượng
- Hoặc nhà cung cấp giao nhầm hàng giả, hàng nhái
… thì ngay từ trước khi lắp vào hệ thống, lõi đã có thể không đạt tiêu chuẩn, gây hỏng dây chuyền, hỏng sản phẩm, và ảnh hưởng lớn đến thương hiệu.
Vì vậy, kiểm tra chất lượng lõi lọc trước khi sử dụng là một thao tác nhỏ – nhưng có giá trị cực kỳ lớn. Nó không chỉ giúp sếp yên tâm khi vận hành, mà còn bảo vệ cả chuỗi sản xuất khỏi những rủi ro không đáng có.
Trong bài viết này, Lõi lọc giấy xếp VCR sẽ cùng bạn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến lõi lọc giấy xếp, bao gồm những lỗi lõi lọc phổ biến dễ gặp, các tiêu chí quan trọng cần kiểm tra, phương pháp kiểm tra tại xưởng đơn giản mà hiệu quả, cũng như cách chọn nhà cung cấp lõi lọc uy tín, chuyên nghiệp. Đặc biệt, việc kiểm tra chất lượng lõi lọc giấy xếp trước khi sử dụng là một bước không thể bỏ qua để đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của sản phẩm.
II. TẠI SAO PHẢI KIỂM TRA LÕI LỌC GIẤY XẾP TRƯỚC KHI DÙNG?
Lõi lọc giấy xếp tưởng là một vật tư nhỏ bé, tiêu hao theo từng mẻ sản xuất, nhưng thực chất nó lại quyết định sự thành công hay thất bại của toàn bộ quá trình lọc. Dù sếp có đầu tư hệ thống lọc tự động trị giá hàng trăm triệu đồng, nhưng nếu lõi lọc bị lỗi – tất cả đều trở thành... công cốc.
Dưới đây là 5 lý do chính lý giải vì sao việc kiểm tra lõi lọc trước khi lắp vào hệ thống là điều bắt buộc, không thể chủ quan:
1. Lõi lọc bị lỗi sẵn từ kho – nhưng nếu không kiểm tra, sẽ không biết
Lõi lọc là thiết bị có cấu trúc tinh vi, được sản xuất bằng máy móc chính xác cao. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển - bảo quản - lưu kho - rất dễ xảy ra:
- Nếp gấp bị bẹp, cong, lệch → giảm diện tích lọc
- Lõi bị ẩm mốc do điều kiện kho không đảm bảo
- O-ring bị nứt, chai, gây rò rỉ khi vận hành
- Bao bì bị bục, bụi bẩn lọt vào lõi, ảnh hưởng an toàn vệ sinh
- Nếu không kiểm tra trước, sếp chỉ phát hiện ra lỗi khi:
- Mắm bị đục sau khi lọc
- Máy lọc báo áp lực tăng bất thường
- Lõi rỉ dầu, rò nước tại đầu nối
2. Lõi không đúng thông số kỹ thuật – lắp vào không khớp hệ thống
Lõi lọc có rất nhiều chuẩn:
- Về chiều dài: 10, 20, 30, 40 inch
- Về kiểu kết nối: DOE, 222 O-ring, 226 O-ring
- Về cấp độ lọc: 0.2 – 0.45 – 1 – 5 – 10 micron
- Về vật liệu: PP, PES, PTFE…
Chỉ cần một chi tiết sai, sếp sẽ gặp các tình huống như:
- Không nhét vừa vào housing
- Lắp được nhưng không kín, rò rỉ vi sinh
- Lọc quá mịn → tắc sớm → tăng chi phí
- Lọc quá thô → cặn không giữ được → phải lọc lại
Việc kiểm tra thông số lõi lọc trước khi sử dụng giúp đảm bảo: lắp đúng, lọc đúng, và tránh mất thời gian tháo ra – lắp lại.
3. Hàng giả – hàng nhái – hàng tái chế đang xuất hiện ngày càng nhiều
Thị trường lõi lọc hiện nay không thiếu đơn vị:
- Nhái mẫu mã lõi cao cấp
- Dán tem giả, in sai cấp độ lọc
- Dùng nhựa tái chế làm lõi PP rẻ tiền
- Bán lõi cũ làm lõi mới bằng cách đóng lại bao bì
Nếu bạn không kiểm tra ngoại quan, cấu trúc nếp gấp, O-ring, tem mác, giấy tờ CO/COA, thì việc dùng phải lõi nhái là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Hệ quả:
- Sản phẩm sau lọc không đảm bảo
- Không đạt kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
- Gây mất uy tín thương hiệu
4. Lỗi lõi lọc gây ra thiệt hại tài chính – nhưng thường bị bỏ qua
Một lỗi lõi tưởng nhỏ có thể gây:
- Hư cả một mẻ hàng vài trăm lít vì lọt cặn
- Dừng máy giữa ca → tốn công bảo trì
- Tăng áp lực → làm vỡ housing hoặc rò dầu ra hệ thống
- Khách hàng trả hàng vì phát hiện cặn, màu đục hoặc vi sinh
Mỗi lần như vậy, chi phí thiệt hại có thể gấp 10 – 20 lần giá một lõi lọc.
5. Kiểm tra lõi lọc là bước đầu tiên của hệ thống đảm bảo chất lượng
Đối với những nhà máy đạt GMP, ISO 22000, HACCP; việc kiểm soát lõi lọc theo lô / batch / mã hóa / tem nhãn và ghi lại lịch sử sử dụng lõi lọc là yêu cầu bắt buộc. Và bước đầu tiên là: kiểm tra trước khi sử dụng
Thói quen kiểm tra lõi lọc còn cho thấy:
- Doanh nghiệp làm việc chuyên nghiệp
- Nhân sự có trách nhiệm
- Quy trình vận hành chuẩn hóa và bền vững
Lõi lọc giấy xếp loại nào tốt nhất hiện nay?
III. CÁC TIÊU CHÍ CẦN KIỂM TRA TRƯỚC KHI SỬ DỤNG
Để đảm bảo lõi lọc giấy xếp đưa vào vận hành là hàng đạt chuẩn – an toàn – đúng kỹ thuật, doanh nghiệp cần thực hiện một số bước kiểm tra cơ bản. Dưới đây là 6 tiêu chí kiểm tra quan trọng nhất, dễ triển khai tại xưởng hoặc kho:
1. Kiểm tra bao bì và ngoại quan
Bao bì là lớp bảo vệ đầu tiên của lõi lọc. Nếu bị rách, thủng, bục mép – rất có thể lõi lọc đã bị nhiễm bụi, vi sinh hoặc ẩm mốc.

Cần kiểm tra:
- Bao nylon/PE còn nguyên niêm phong, không bị xé hoặc dán lại
- Bao bì sạch, không đọng hơi nước bên trong
- Không có mùi lạ (ẩm, mốc, hóa chất…) khi mở bao
- Nhãn dán bên ngoài rõ ràng, không mờ, không dán đè
Nếu thấy lõi “có vẻ đã được mở trước”, nên loại ra để kiểm tra kỹ lô hàng đó.
2. Kiểm tra cấu trúc nếp gấp (Pleated structure)
Lõi lọc giấy xếp có diện tích lọc lớn nhờ các nếp gấp đều nhau. Nếu gấp lệch, gãy, hoặc dính nhau – sẽ làm giảm lưu lượng lọc, tăng áp suất, và thậm chí lọc không đồng đều.
Cần kiểm tra:
- Nếp gấp đều, song song, không bị bẹp hoặc dính cục bộ
- Không có vết nứt, rách tại vùng gấp
- Nếp xếp không quá lỏng (dễ bung) hoặc quá chặt (ít khe hở)
Mẹo thực hành: Dùng đèn pin rọi dọc theo thân lõi – nếu thấy vùng nào ánh sáng xuyên không đều → có thể là lỗi gấp.
3. Kiểm tra phần đầu lõi & gioăng (O-ring)
Phần kết nối giữa lõi và housing là nơi dễ rò rỉ, lọt vi sinh hoặc khí nếu không kín. Có nhiều sự cố vận hành đến từ việc gioăng bị nứt, lắp không đúng chuẩn.
Cần kiểm tra:
- Đầu lõi đúng chuẩn housing của hệ thống (DOE, 222, 226)
- Gioăng mềm, đàn hồi tốt, không có vết nứt nhỏ
- Không bị dính hóa chất, dầu mỡ hoặc bụi
- Kiểm tra kỹ phần mối nối: có chắc chắn, không lỏng rời
Lưu ý: Nếu dùng housing 226 mà lắp lõi DOE sẽ không khít, gây rò vi sinh.
4. Kiểm tra cấp độ lọc (Micron rating)
Cấp lọc là thông số cực kỳ quan trọng. Nếu dùng lõi sai micron:
- Quá thô → lọt cặn
- Quá mịn → tắc nhanh, mất năng suất
Cần kiểm tra:
- Đối chiếu số micron ghi trên nhãn, tem lõi
- Yêu cầu nhà cung cấp gửi COA (giấy chứng nhận phân loại cấp lọc)
- Nếu có điều kiện: test lọc mẫu cặn chuẩn để xác nhận
Ví dụ: Lõi ghi 1 micron nhưng lọc không sạch bằng lõi 5 micron cũ → khả năng sai cấp hoặc lõi giả.
5. Kiểm tra vật liệu và nguồn gốc
Một số nhà cung cấp sử dụng vật liệu PP tái chế, PES không đạt chuẩn, hoặc không cung cấp thông tin rõ ràng về xuất xứ.
Cần kiểm tra:
- Yêu cầu giấy tờ chứng minh vật liệu: MSDS, FDA, EC Certificate
- Hỏi rõ: lõi này dùng cho ngành thực phẩm được không? Dược được không?
- Với hàng nhập khẩu: có thể yêu cầu Certificate of Origin (CO)
Lưu ý: Dù lõi bên ngoài giống nhau, nhưng vật liệu lõi khác nhau sẽ ảnh hưởng đến độ bền, độ sạch, khả năng chịu nhiệt – và cả an toàn thực phẩm.
6. Kiểm tra hạn sử dụng và mã lô (batch)
Lõi lọc có tuổi thọ lưu kho giới hạn (thường 12–24 tháng). Nếu để quá hạn:
- Vật liệu dễ mục, giòn
- O-ring chai, nứt
- Tăng nguy cơ nhiễm bụi, vi sinh
Cần kiểm tra:
- Hạn dùng trên bao bì hoặc tem
- Mã lô (batch) – để tiện truy xuất khi có lỗi
- Ngày sản xuất – nên ưu tiên dùng lõi trong Veng 6 tháng đầu
Gợi ý: xây dựng bảng theo dõi lô lõi lọc nhập kho, sử dụng FIFO (nhập trước – dùng trước)
IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY
Ngoài việc kiểm tra ngoại quan và thông số lý thuyết, doanh nghiệp nên thực hiện thêm một số bài test thực tế tại xưởng để đảm bảo lõi lọc giấy xếp đạt chất lượng trước khi đưa vào lọc chính thức.
Dưới đây là 5 phương pháp kiểm tra đơn giản – hiệu quả – phù hợp với nhiều quy mô sản xuất:
1. Kiểm tra rò rỉ (Leak Test)
Mục tiêu: Đảm bảo lõi và housing khớp nhau – không rò rỉ tại điểm kết nối hoặc thân lõi.
Cách thực hiện:
- Gắn lõi lọc vào housing đúng chuẩn (DOE hoặc 222/226).
- Đóng kín nắp, siết đều.
- Bơm nước sạch vào housing, dùng bơm áp nhẹ hoặc khí nén thấp áp (~0.5–1 bar).
Quan sát các điểm:
- Đầu nối
- Gioăng
- Mặt housing
Quan sát
- Có rò nước/khí ở điểm nào không?
- Có bọt khí liên tục nổi lên không?
- Có nước lọt qua lõi khi chưa tạo áp suất không?
Kết luận: Nếu thấy rò – cần kiểm tra lại gioăng, thay lõi khác, hoặc đổi housing phù hợp hơn.
2. Kiểm tra tốc độ dòng chảy (Flow Rate Test)
Mục tiêu: Xác định khả năng lưu thông của lõi lọc – tránh tình trạng "mua nhầm lõi đẹp nhưng lọc yếu".
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bể nước sạch (hoặc nước muối pha loãng).
- Lắp lõi vào hệ thống lọc như thông thường.
- Chạy máy bơm ở áp suất cố định (VD: 1 bar).
- Dùng can đo thể tích nước chảy ra sau lõi trong 1 phút.
Tính toán: So sánh lưu lượng đo được với thông số từ nhà cung cấp. Nếu lưu lượng quá thấp thì lõi có thể bị tắc sẵn, lõi kém chất lượng, hoặc không đúng cấp lọc.
(VD: lõi 10 inch PP 5 micron thường cho lưu lượng 10–12 L/phút ở 1 bar)
Mẹo: Có thể dùng đồng hồ lưu lượng (flowmeter) nếu xưởng có sẵn.
3. Kiểm tra khả năng giữ cặn bằng mẫu thực tế
Mục tiêu: Đánh giá khả năng lọc thực sự của lõi với mẫu chất lỏng chứa cặn của doanh nghiệp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 mẫu cặn:
- Một mẫu nước mắm chưa lọc (hoặc dầu ăn, nước ép...)
- Một mẫu dung dịch chứa cặn mịn pha sẵn (tinh bột, xác mắm, protein…)
- Lọc từng mẫu qua lõi cần test.
- So sánh bằng mắt và/hoặc đo độ đục (nếu có máy đo turbidimeter).
- Kiểm tra có còn vẩn đục, kết tủa sau khi để nguội hoặc sau 1–2 ngày.
Quan sát:
- Độ trong của dung dịch sau lọc
- Có cặn lắng đáy sau 24–48 giờ không?
- Có bị váng, tạo bọt khí, hoặc thay đổi màu?
Gợi ý: Đặt song song 2 lõi – 1 lõi chuẩn và 1 lõi đang test – để so sánh trực tiếp hiệu quả.
4. Kiểm tra vi sinh đầu ra (cho sản phẩm cần vô trùng)
Mục tiêu: Đảm bảo lõi lọc đủ khả năng giữ vi sinh, phù hợp cho ngành thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.
Cách thực hiện:
- Lấy mẫu sản phẩm sau khi lọc (lọc thử bằng lõi mới).
- Đóng chai tiệt trùng và gửi đến phòng thí nghiệm kiểm nghiệm vi sinh.
Đợi kết quả:
- Tổng số vi sinh vật hiếu khí
- Coliform, E. coli, nấm men, nấm mốc
Lưu ý: Không cần test từng lõi – nhưng nên test định kỳ theo lô hoặc khi thay nhà cung cấp.
5. Ghi chép & đánh giá theo lô (Batch Control)
Mục tiêu: Giúp kiểm soát chất lượng lõi theo thời gian – phát hiện lỗi theo lô hàng, tăng độ tin cậy.
Cách làm:
- Ghi lại: mã lõi, ngày nhập, ngày mở bao, kết quả test
- Đánh giá:
- Lõi dùng tốt bao nhiêu lần lọc?
- Có bị sự cố không?
- Có phản hồi từ khách hàng không?
Dùng Excel hoặc phần mềm đơn giản để theo dõi – rất tiện khi kiểm soát tồn kho và truy xuất khi có vấn đề.
V. NHỮNG LỖI PHỔ BIẾN CỦA LÕI LỌC KÉM CHẤT LƯỢNG
Trên thị trường hiện nay, lõi lọc giấy xếp có đủ mọi mức giá – từ hàng cao cấp đạt chuẩn EU/FDA, cho đến hàng nhái, hàng giả chỉ bằng 1/2 đến 1/3 giá. Nếu nhìn bằng mắt thường, nhiều sản phẩm có vẻ giống hệt nhau, nhưng thực tế bên trong là một trời một vực. Dưới đây là các lỗi thường gặp nhất ở lõi lọc kém chất lượng mà sếp và đội kỹ thuật nên lưu ý:
1. Gấp nếp không đều – diện tích lọc bị giảm đáng kể
Biểu hiện: nếp gấp bên ngoài lộn xộn, có đoạn gấp chồng, có đoạn bị bẹp hoặc dính lại với nhau
Hậu quả:
- Dòng chảy bị chặn → tăng áp suất bất thường
- Diện tích lọc thực tế chỉ bằng 60–70% so với lõi chuẩn
- Lọc nhanh tắc, phải thay sớm
Một số nhà cung cấp dùng lõi "ép nhiệt" thủ công → nếp gấp không đạt chuẩn công nghiệp.
2. Vật liệu tái chế – dễ giòn, dễ gãy, không đạt vệ sinh
Biểu hiện:
- Màu vật liệu không trắng sáng, có đốm mờ
- Thân lõi khi bóp có tiếng rạn nhỏ
- Ngửi có mùi nhựa nồng, không trung tính
Hậu quả:
- Rạn nứt khi gặp nhiệt độ cao
- Phát sinh hạt nhựa, mảnh vụn vào sản phẩm
- Không đạt chuẩn an toàn thực phẩm – nguy cơ bị trả hàng, mất chứng nhận
Vật liệu đạt chuẩn FDA thường trắng ngà, không mùi và có độ đàn hồi nhẹ.
3. Sai cấp độ lọc – dán tem 1 micron nhưng lọc như... 10 micron
Biểu hiện:
- Mắm/dầu lọc xong vẫn đục như cũ
- Tỷ lệ cặn sau lọc không cải thiện
- Dòng chảy lại... quá nhanh so với thông số
Nguyên nhân:
- Sản phẩm không qua kiểm định cấp lọc
- Nhà cung cấp in tem "ảo" để dễ bán
Cách phát hiện nhanh: dùng song song 2 lõi – một lõi đã từng dùng đạt hiệu quả, một lõi mới – lọc cùng mẫu, so sánh độ trong, tốc độ, áp lực.
4. Đầu nối không chuẩn – gây rò rỉ, lọt vi sinh
Biểu hiện:
- Lắp DOE vào housing 222 → không khít
- O-ring lỏng, cứng, hoặc lắp rồi bị tuột ra
- Rò nước tại điểm tiếp nối khi tăng áp
Hậu quả:
- Lọt cặn, vi khuẩn vào sản phẩm
- Mất áp lực, ảnh hưởng năng suất lọc
- Khó đạt chuẩn vi sinh nếu dùng cho thực phẩm cao cấp
Lõi lọc chuẩn phải lắp khít – xoay chắc tay – không có khe hở.

5. Không có truy xuất nguồn gốc – không giấy tờ chứng minh
Biểu hiện:
- Không có mã lô, không có COA/MSDS
- Bao bì sơ sài, dán nhãn bằng giấy in mờ
- Nhà cung cấp không giải thích rõ vật liệu, cấp lọc, ứng dụng ngành
Nguy cơ:
- Lõi không thể dùng cho thực phẩm/dược phẩm
- Khi có sự cố không thể truy nguồn lỗi
- Không đạt tiêu chuẩn ISO/HACCP/GMP
Lõi đạt chuẩn luôn đi kèm giấy chứng nhận đầy đủ, truy xuất được lô hàng.
6. Thời gian sử dụng thực tế rất ngắn
Biểu hiện:
- Chạy được 1–2 mẻ là tắc
- Mỗi mẻ chỉ lọc được vài chục lít
- Áp tăng đột ngột sau vài giờ
Nguyên nhân:
- Vật liệu lọc quá mỏng
- Diện tích nếp gấp ít
- Không có cấu trúc hỗ trợ dòng chảy
Tiết kiệm 20k/lõi nhưng mất 3–4 lần thay → tổng chi phí lại cao gấp đôi lõi chuẩn.
VI. KẾT LUẬN
Trong sản xuất hiện đại – đặc biệt với các sản phẩm tiêu dùng như thực phẩm, nước mắm, dầu ăn, mỹ phẩm, đồ uống – mọi lỗi kỹ thuật dù nhỏ đến đâu đều tác động trực tiếp đến chất lượng đầu ra và thương hiệu.
Lõi lọc giấy xếp tuy chỉ là một thiết bị nhỏ, tiêu hao theo từng mẻ sản xuất, nhưng đóng vai trò “phân định ranh giới” giữa sản phẩm đạt – và sản phẩm bị trả lại.
Thực tế đã cho thấy một số trường hợp chọn đúng lõi nhưng không kiểm tra trước khi lắp, vẫn dẫn đến sai sót; mua lõi lọc đẹp, giá rẻ, nhưng không rõ nguồn gốc – không kiểm chứng hiệu quả → gây hư cả mẻ hàng, thiệt hại gấp chục lần giá lõi.
Ngược lại, khi doanh nghiệp hình thành quy trình kiểm tra lõi lọc bài bản, rõ ràng và nhất quán, sẽ chủ động kiểm soát chất lượng từng mẻ sản xuất, phát hiện sớm lõi lỗi, lõi giả, ngăn sự cố trước khi nó xảy ra, tối ưu chi phí tiêu hao, giảm lãng phí do thay lõi quá sớm hoặc lọc lại nhiều lần
Bạn đang cần:
- Tư vấn kiểm tra lõi lọc đúng cách?
- Đào tạo nhanh cho nhân sự QC về lõi lọc?
- Tìm nguồn lõi đạt chuẩn – test hiệu quả trước khi mua số lượng?
VCR luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi cung cấp:
- Lõi lọc giấy xếp đa dạng cấp độ lọc, vật liệu, kích cỡ
- Tư vấn kỹ thuật tận nơi hoặc online
- Gửi mẫu test miễn phí, kiểm nghiệm trước khi đặt
- Có sẵn lõi PP, PES, 0.2 – 0.45 – 1 – 5 – 10 micron
- Đáp ứng cả lọc thô, lọc tinh, lọc vô trùng
Liên hệ ngay:
Hotline/Zalo: 090.123.9008
Email: [email protected]
Website: https://vietnamcleanroom.com
PN